Để có thể đưa ra những sản phẩm, dịch vụ phù hợp và cách tiếp cận hiệu quả, doanh nghiệp cần hiểu sâu về insight khách hàng. Tuy nhiên, việc tìm kiếm và xác định insight khách hàng không hề dễ dàng bởi đó là một quá trình mà doanh nghiệp phải cần thu thập số liệu, phân tích và đưa ra những nhận định đúng đắn về sự thật ngầm hiểu của khách hàng.

Trong bài viết dưới đây, Cyber Eye sẽ giúp bạn hiểu được insight khách hàng là gì và vai trò trong doanh nghiệp?

Insight khách hàng là gì?

Insight khách hàng là những hành vi, thói quen, xu hướng của khách hàng hàng ngày dựa trên số liệu thu thập được từ họ. Doanh nghiệp phải thu thập, nghiên cứu và phân tích thông tin, dữ liệu về khách hàng và thị trường để đưa ra được những kết luận chính xác về insight khách hàng mục tiêu. Dựa vào đó, công ty sẽ đưa ra các chiến lược marketing phù hợp, những thay đổi về sản phẩm để đem đến những lợi ích mới cho khách hàng, cũng như cải thiện các hoạt động kinh doanh.

Đặc tính của insight khách hàng trong doanh nghiệp

Là kết quả của một quá trình nghiên cứu

Việc đưa ra insight khách hàng không hề đơn giản, hiển nhiên dựa trên cảm tính mà bắt buộc phải dựa trên một quá trình nghiên cứu thông qua các số liệu cụ thể. Thông thường, để làm rõ và xác định được insight khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp sẽ phải có một đội ngũ nghiên cứu riêng nhằm thu thập và nghiên cứu số liệu. Dựa vào kết quả cuộc nghiên cứu, doanh nghiệp mới rút ra được insight khách hàng và sử dụng chúng như “kim chỉ nam” cho các chiến lược thay đổi sản phẩm, phát triển thị trường hay marketing phân khúc khách hàng mới. 

Được đưa ra dựa vào nhiều loại dữ liệu

doanh nghiệp

Để đưa ra được các nhận định chính xác về insight khách hàng, doanh nghiệp phải dựa vào các dữ liệu khác nhau. Marketer phải biến những dữ liệu này thành các số liệu có ích, khai thác và phân tích chúng, từ đó tìm kiếm insight và đưa ra phương án phù hợp. Ngoài ra, các marketer phải phối hợp nhiều số liệu với nhau. Hiện nay có một vài loại thông tin thường được kết hợp và áp dụng để đưa ra insight khách hàng như: xu hướng thị trường, khảo sát khách hàng, phản hồi và nhận xét khách hàng, dữ liệu về hành vi tiêu dùng,….

Giúp đưa ra các hành động thực tế

Từ insight khách hàng, doanh nghiệp sẽ biết cách đưa ra các phương án phù hợp nhằm thay đổi sản phẩm và hướng thuyết phục tốt hơn. Ví dụ, công ty của bạn kinh doanh sản phẩm dưỡng da và nhận thấy rằng xu hướng gần đây, đối tượng khách hàng là nữ nhân viên văn phòng trên 24 tuổi lo lắng vấn đề lão hóa sớm do phải tiếp xúc nhiều với máy tính, áp lực công việc, thức khuya. Từ đó, công ty có thể đưa ra các sản phẩm chống lão hóa sớm phù hợp với độ tuổi đó và đưa ra những quảng cáo gắn liền với vấn đề mà tệp khách hàng này đang gặp phải để tiếp cận đối tượng khách hàng này.

Có thể thuyết phục khách hàng thay đổi hành vi

Khi hiểu được insight khách hàng, doanh nghiệp có thể đưa ra các nội dung quảng cáo, truyền thông phù hợp tác động đến tâm lý và nhận thức của khách hàng. Ví dụ, nếu doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm trị mụn, doanh nghiệp có thể tung ra các quảng cáo mang tính giáo dục, giải thích ngắn gọn và súc tích về mụn và cách chữa trị phù hợp. Từ đó, khách hàng hiểu hơn về các loại mụn và lựa chọn sản phẩm của bạn sao cho hợp lý với tình trạng da.

Vai trò của insight khách hàng trong hoạt động kinh doanh và marketing của doanh nghiệp

Gia tăng lợi thế cạnh tranh và giành quyền ưu tiên

Nghiên cứu insight khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt tâm lý khách hàng, biết được nhu cầu khách hàng tương lai cũng như xu hướng thị trường. Dựa vào các kết quả phân tích và nghiên cứu, công ty sẽ có phương án khai thác thị trường hiệu quả. Doanh nghiệp sẽ đưa ra được những sản phẩm phù hợp, tiếp cận và chăm sóc khách hàng tốt hơn. Từ đó, có được lợi thế cạnh tranh và giành được quyền ưu tiên trong thị trường.

Nâng cao trải nghiệm khách hàng

Khi hiểu về insight khách hàng, doanh nghiệp sẽ có những hướng đi và cách tiếp cận phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu. Từ đó, khách hàng sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn.

Ví dụ, Wayfair, một nhà bán lẻ gia dụng trực tuyến, đã nghiên cứu thông tin chi tiết về khách hàng và tìm hiểu sâu insight của họ. Họ nhận thấy rằng, khách hàng mong muốn có những sản phẩm và dịch vụ phù hợp nhất với mình một cách nhanh chóng và trực quan. Do đó, hãng đã phát triển một ứng dụng hỗ trợ trải nghiệm người dùng, cho phép khách hàng chụp và chia sẻ các sản phẩm họ yêu thích để đề xuất hãng cung cấp thêm các sản phẩm đó. Thông qua những dữ liệu này, Wayfair hoàn toàn có thể phân tích và đưa ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng.

Thích nghi với sự thay đổi của thị trường

Thị trường không ngừng thay đổi, yêu cầu doanh nghiệp phải thích nghi và đưa ra những chiến lược thích hợp. Việc phân tích insight khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp dự báo trước về thay đổi trong hành vi mua hàng cũng như nhu cầu của khách hàng, tự đó lường trước được sự biến động của thị trường và đưa ra được những phương án phù hợp để thích nghi. Ngược lại, nếu không kịp thay đổi so với thị trường, sản phẩm trở nên lạc hậu, không đáp ứng nhu cầu khách hàng và phương án tiếp cận sẽ kém hiệu quả.