Mọi doanh nghiệp tăng trưởng đều nhờ sự phát triển của mối quan hệ giữa khách hàng với người bán hàng. Thái độ của bạn tốt hay không chính là dựa trên chất lượng món hàng và cách người bán hàng đưa cho bạn món hàng đó. 

Chắc hẳn, bạn cho rằng người bán hàng phục vụ bạn không là ai cả. Tuy nhiên, có lẽ bạn đã sai. Chính bởi họ phục vụ bạn, đem lại cho bạn sự thoả mãn về nhu cầu khi trải nghiệm hoặc tư vấn đã giúp bạn có đã hình thành nền một mối quan hệ giữa bạn và người bán hàng.

Trên thế giới này, liệu có thể bán hàng mà không có mối quan hệ được không? Có lẽ là không. Bởi vậy, bạn phải thúc đẩy khả năng tạo mối quan hệ với khách hàng lâu dài. Vì chính những mối quan hệ lâu dài với khách hàng khiến người bán hàng có thể đảm bảo được doanh thu ổn định về mặt lâu dài.

Vậy, mối quan hệ với khách hàng là gì? Và cách tạo mối quan hệ với khách hàng như thế nào?

Mối quan hệ với khách hàng là gì?

Mối quan hệ với khách hàng là sự nhận biết về giá trị của hai bên giữa người bán và người mua đối với nhau. Thông thường thì mối quan hệ này phát triển có thể do marketing, dịch vụ chăm sóc khách hàng hay bán hàng.

mối quan hệ với khách hàng là gì

Ví dụ như khi đối mặt với một công ty và sản phẩm của nó lần đầu tiên, mọi người có xu hướng coi nhân viên phục vụ chỉ là một nhân sự làm việc trong bộ máy của họ. Nhưng theo thời gian, các mối quan hệ có thể phát triển. Và việc phát triển mối quan hệ với khách hàng đòi hỏi những hành động tiếp xúc hàng ngày của nhân viên. Điều này tạo dựng niềm tin và tình cảm cần thiết cho khách hàng của bạn, bao gồm cả công ty của bạn nói chung.

Làm thế nào để xây dựng mối quan hệ với khách hàng?

Mối quan hệ giữa nhân viên kinh doanh và khách hàng dựa trên sự tin tưởng, và nhân viên kinh doanh cần thiết lập mối quan hệ tốt với khách hàng thông qua nhiều phương thức khác nhau. Dưới đây là một vài cách cơ bản để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng.

  1. Thể hiện sự quan tâm đến công việc kinh doanh của khách hàng hiện tại hoặc khách hàng tiềm năng của bạn và thỉnh thoảng đưa ra một số gợi ý hữu ích cho khách hàng.
  2. Thường cung cấp một số thông tin hữu ích cho khách hàng.
  3. Duy trì liên lạc thường xuyên với khách hàng, nhưng không phải lúc nào cũng cố bán cho họ.
  4. Cung cấp cho khách hàng những sản phẩm của những người khác có thể hữu ích cho khách hàng.

Không dễ dàng để duy trì mối quan hệ thân thiết với những người điều hành công ty hay khách hàng. Tuy nhiên, khi bạn tập trung vào nhu cầu của họ hơn là nhu cầu của bản thân, thì mối quan hệ này có khả năng phát triển thành một mối quan hệ thân thiết. Bạn nên tìm nhiều cách khác nhau để giúp khách hàng của mình đạt được mục tiêu của họ. Bạn phải giỏi suy nghĩ về các chiến lược khác nhau, sử dụng một số chế độ tư duy sáng tạo và tìm ra các giải pháp độc đáo. 

Cách tạo mối quan hệ với khách hàng của bạn trở nên thân thiết

Có được khách hàng mới là quan trọng, nhưng làm hài lòng khách hàng hiện tại còn quan trọng hơn. Nếu bạn không tiếp tục duy trì mối quan hệ với những khách hàng hiện tại thì bạn là một người bán hàng thiếu tầm nhìn xa. Bạn có thể chuyển đổi khách hàng mới thành khách hàng lâu dài trung thành bằng những cách sau.

  1. Xây dựng thiện chí bằng cách liên tục gia tăng giá trị sản phẩm.
  2. Nỗ lực hết mình để giải quyết các vấn đề khách hàng gặp phải trong quá trình sử dụng sản phẩm. 
  3. Đích thân xử lý các yêu cầu giao hàng gấp và theo dõi cho đến khi giao hàng.
  4. Chủ động giải quyết các yêu cầu đặc biệt và cho khách hàng biết rằng bạn sẽ cố gắng đáp ứng các yêu cầu của họ.

Lưu ý:

Thiết lập mối quan hệ tốt với khách hàng có thể giảm áp lực cạnh tranh giữa những người bán hàng khác và duy trì doanh số bán hàng tương đối ổn định. Ngoài ra, khi quản trị quan hệ khách hàng tốt, bạn cũng có thể biết thêm thông tin về đối thủ từ khách hàng, từ đó có thể điều chỉnh chiến lược bán hàng kịp thời để đối phó với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường.