Khách hàng tiềm năng là gì?

Để hiểu được khách hàng tiềm năng là gì, trước hết ta hãy nói lại qua về Khách hàng mục tiêu.

Khách hàng mục tiêu là nhóm khách hàng nằm trong phân khúc thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến, có nhu cầu và khả năng chi trả cho sản phẩm và dịch vụ. Khách hàng mục tiêu được chia thành 2 nhóm:

  • Khách hàng tiềm năng: là nhóm khách hàng chưa trả tiền để sở hữu sản phẩm nhưng có nhu cầu và khả năng chi trả cho sản phẩm/dịch vụ đó
  • Khách hàng thực sự: là nhóm khách hàng đã chi trả tiền để sử dụng sản phẩm/dịch vụ

Có 4 dạng khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp hướng đến:

  • Khách hàng có nhu cầu nhưng chưa biết đến sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu bạn
  • Khách hàng đang tìm hiểu sản phẩm/dịch vụ và giải pháp mà doanh nghiệp cung cấp
  • Khách hàng đang phân vân lựa chọn giữa sản phẩm/dịch vụ của bạn với đối thủ
  • Khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của đối thủ

Như vậy, khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng có gì khác nhau không?

Ta có hiểu rằng khách hàng tiềm năng thuộc tập con của khách hàng mục tiêu, vì đều tương đồng nhau về bản chất nhu cầu, mong muốn trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ của khách hàng. Ngoài ra, khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng đều có khả năng trở thành khách hàng thực sự – người sở hữu, sử dụng sản phẩm/dịch vụ. Tuy nhiên, việc xác định đúng khách hàng tiềm năng luôn là mục tiêu quan trọng hơn của doanh nghiệp trong việc triển khai các chiến dịch thúc đẩy bán hàng và phát triển hơn trong tương lai.

Vì sao cần xác định rõ khách hàng tiềm năng?

Tại sao nhiều doanh nghiệp luôn nỗ lực trong việc xác định đối tượng tiềm năng của mình? Việc xác định đúng khách hàng mục tiêu là khởi đầu cần thiết giúp bạn xác định đúng khách hàng tiềm năng và việc này có thể mang lại những lợi ích sau:

  • Tăng lượng khách hàng trung thành: Đây là đối tượng khách hàng được hình thành từ nhóm khách hàng tiềm năng trong quá khứ, sau khi họ đã trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ và có những trải nghiệm tích cực giúp tăng độ thiện cảm và lòng trung thành. Từ đó, họ tin dùng và quyết định tiếp tục sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Tăng doanh số bán hàng và thu lợi nhuận cao: Khách hàng tiềm năng sẽ sẵn sàng chi trả tiền cho những sản phẩm/dịch vụ khi họ nhận được trải nghiệm mong muốn từ chúng.
  • Vì vậy, việc xác định khách hàng tiềm năng sẽ giúp bạn có những giải pháp, chiến lược giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng hiệu quả và đạt được lợi ích từ họ trong hiện tại và tương lai.
  • Gia tăng số lượng khách hàng tiềm năng: Khi khách hàng tiềm năng có trải nghiệm tích cực với sản phẩm/dịch vụ, họ sẽ sẵn sàng giới thiệu chúng đến những khách hàng có nhu cầu khác. 
  • Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh: hoạt động kinh doanh hiệu quả là khi bạn có lợi thế cạnh tranh hiệu quả, thu hút nhiều khách hàng tiềm năng và giữ chân họ. Việc xác định sai khách hàng tiềm năng sẽ khiến hiệu quả kinh doanh của bạn kém và tốn nhiều chi phí, nguồn lực cạn kiệt.

Cách xác định khách hàng tiềm năng

Xác định được khách hàng mục tiêu là bước khởi đầu cần thiết để bạn tìm kiếm khách hàng tiềm năng của mình. Dưới đây là những công cụ hiệu quả mà bạn có thể áp dụng.

Công cụ quảng cáo trực tuyến

Quảng cáo trực tuyến là chiến lược sử dụng Internet để tiếp cận, tăng lượt truy cập website và truyền đạt đúng thông điệp đến đúng khách hàng.

Trong thời đại công nghệ số hóa phát triển với môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, đây là hình thức quảng cáo được rất nhiều doanh nghiệp chú trọng đầu tư và phát triển. Dưới đây là một số công cụ quảng cáo trực tuyến được sử dụng phổ biến:

  • Quảng cáo hiển thị hình ảnh (Display ads): cho phép bạn gắn hình ảnh/video/văn bản quảng cáo trên website của bên thứ 3
  • Quảng cáo trên phương tiện truyền thông xã hội (Social Media ads): sử dụng hình ảnh/video/biểu ngữ quảng cáo trên các kênh phương tiện truyền thông như Linkedin, Facebook,…
  • Marketing công cụ tìm kiếm (SEM): là quá trình đạt được lưu lượng truy cập trang web thông qua mua quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing,…
  • Quảng cáo video: đăng tải video quảng cáo trên nhiều kênh như Facebook, Twitter, Vimeo,…
  • Email Marketing: Sử dụng kênh email để tiếp thị sản phẩm/dịch vụ

Sự kiện xã hội

Tận dụng những buổi lễ tổ chức sự kiện lớn, chương trình ở những trung tâm thương mại, lễ hội âm nhạc,… là một cách tuyệt vời để giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của bạn và thu hút nhiều khách hàng tiềm năng.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng mối quan hệ của bản thân để kết nối hoạt động kinh doanh đến nhiều người hơn thông qua trang mạng xã hội, các kênh tiềm năng,…

Tiếp thị liên kết

khách hàng tiềm năng

Affiliate Marketing hay tiếp thị liên kết là một cách thức quảng bá sản phẩm hiệu quả đến khách hàng mà bạn thường hay bắt gặp trên những trang trên mạng xã hội hay những bài blog được đăng tải.

Bằng cách chia sẻ link liên kết sản phẩm đến người dùng, một khi họ nhấp vào liên kết và quyết định mua hàng, bạn sẽ nhận được tiền hoa hồng tương ứng với mức đã được đề xuất.

Telesales

Telesales là một bộ phận trong doanh nghiệp phụ trách việc gọi điện đến danh sách khách hàng có sẵn, sau đó tư vấn và thuyết phục sử dụng sản phẩm/dịch vụ.

Đây là cách thức được sử dụng phổ biến nhất, tuy nhiên đội ngũ nhân viên Telesales cần phải có đầy đủ kỹ năng chuyên môn tốt và tiếp cận đúng khách hàng tiềm năng để mang lại hiệu quả cao.

Hoạt động trên các diễn đàn

Các diễn đàn thảo luận, trao đổi là kênh hiệu quả giúp doanh nghiệp thu hút và tiếp cận khách hàng tiềm năng.

Bằng cách đăng nhiều bài viết với những thông tin hữu ích cùng những giải pháp hữu ích cho người dùng với tần suất liên tục gây sự chú ý với Google, khách hàng sẽ dễ dàng tìm thấy bài đăng của bạn xuất hiện trên thanh tìm kiếm. 

Ngoài việc xác định đúng nhóm khách hàng mà doanh nghiệp hướng đến, bạn cần phải triển khai những hoạt động nghiên cứu thị trường định kỳ để thu thập, bổ sung, chỉnh sửa về nhu cầu và hành vi biến đổi của người tiêu dùng. Qua hướng dẫn cách xác định trên, Cyber Eye hy vọng bạn sẽ thành công trong hoạt động xác định đúng nhóm khách hàng và triển khai những chiến dịch phù hợp với từng nhóm một cách hiệu quả.