Chuyển đổi số đang là một trong những xu thế toàn cầu mà tính cấp thiết và tầm  quan trọng là vô cùng to lớn trong những năm trở lại đây. Là một quốc gia nông nghiệp với khu vực nông thôn chiếm tới 63% dân cư, 66% số hộ, 68% người làm việc; nông nghiệp chiếm tỷ trọng 13,96% trong GDP, chuyển đổi số ngành nông nghiệp sẽ là cơ hội để Việt Nam khắc phục những tồn tại như mô hình sản xuất nhỏ lẻ, kém phát triển cũng như thiếu liên kết chuỗi giá trị trong ngành nông nghiệp để từ đó có những định hướng phát triển bền vững hơn

chuyển đổi số
Chuyển đổi số trong nông nghiệp

Thực trạng chuyển đổi số trong nông nghiệp tại Việt Nam 

Hiện nay, ở Việt Nam, sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp được tổ chức theo 3 hình thức là hộ, hợp tác xã và doanh nghiệp. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy Việt Nam có 9.123 nghìn đơn vị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp tính đến thời điểm ngày 1/7/2020. Trong đó, có trên 9.108 nghìn hộ; 7.418 hợp tác xã; 7.471 doanh nghiệp. Đây là những đơn vị sẽ tham gia trực tiếp vào chuyển đổi số nông nghiệp ở nước ta.

Đến nay, các giải pháp chuyển đổi số và công nghệ đã được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực thuộc ngành nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản.

  • Đối với lĩnh vực trồng trọt: Công nghệ IoT, Big Data đã được ứng dụng thông qua phần mềm để phân tích môi trường, chủng loại và giai đoạn phát triển của cây. Nhờ đó, người tiêu dùng có thể truy xuất nguồn gốc và theo dõi quá trình sinh trưởng của cây theo thời gian thực.
  • Đối với lĩnh vực chăn nuôi: Công nghệ IoT, sinh học, blockchain được ứng dụng rộng rãi trong các trang trại chăn nuôi.
  • Đối với lĩnh vực lâm nghiệp: Công nghệ DND mã vạch được ứng dụng vào việc quản lý giống lâm nghiệp và lâm sản. Còn công nghệ GIS và ảnh viễn thám được sử dụng để thiết kế phần mềm giám sát, phát hiện sớm mất rừng, suy thoái rừng và phần mềm phát hiện sớm, cảnh báo cháy rừng từ ảnh vệ sinh.
  • Đối với lĩnh vực thủy sản: 
  • Ứng dụng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản: Công nghệ biofloc, công nghệ nuôi thủy sản tuần hoàn (RAS), công nghệ nano, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
  • Ứng dụng các công nghệ trong quản lý đội tàu khai thác hải sản xa bờ: Máy đo dòng chảy, thiết bị dò cá sử dụng sóng siêu âm, máy thu lưới vây đứng, điện thoại vệ sinh, hệ thống định vị toàn cầu (GPS), hệ thống thu – thả lưới chụp, công nghệ GIS.
  • Ứng dụng công nghệ trong chế biến thủy hải sản: Công nghệ tự động hóa.

Chuyển đổi số đã giúp kết nối 9 triệu hộ nông dân với  các doanh nghiệp chế biến, thương mại và 100 triệu người tiêu dùng trên cả nước, hàng tỷ người dùng trên thế giới. Nhờ đó, ngành nông nghiệp Việt Nam có thể thay đổi từ mô hình sản xuất nhỏ lẻ, kém hiệu quả sang mô hình sản xuất mới, có sự liên kết chuỗi giá trị.

Thách thức của chuyển đổi số nông nghiệp

Biến động giá cả nguyên liệu đầu vào

Đứt gãy chuỗi cung ứng và biến đổi khí hậu dẫn đến sự gia tăng chi phí nguyên liệu (thức ăn, phân bón,…), chi phí sản xuất và kho vận tăng cao, ảnh hưởng tới lợi nhuận trên toàn chuối giá trị. Bên cạnh đó, chuỗi cung ứng của Việt Nam đang trong quá trình phát triển, dễ bị tác động khi thị trường biến động

Người tiêu dùng thay đổi hành vi mua sắm

Yêu cầu về sự minh bạch nguồn gốc sản phẩm và giá trị dinh dưỡng ngày càng được người tiêu dùng đề cao.  Điều này đặt ra thách thức trong việc nghiên cứu, cải tiến sản xuất, hướng tới sự phát triển bền vững và mang đến những sản phẩm giá trị ra ngoài thị trường.

Ngành nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào nhận lực thủ công

Phần lớn hoạt động sản xuất vẫn phụ thuộc nhiều vào nhân lực thủ công khiến năng suất thấp mà tổn thất sau thu hoạch cao, dẫn tới chi phí sản xuất nông nghiệp cao, chất lượng không đồng đều làm giảm khả năng cạnh tranh khi doanh nghiệp tham gia vào các thị trường quốc tế.

  • Nhận thức và trình độ của nông dân còn hạn chế

Doanh nghiệp tham gia chuyển đổi số còn ít. Chất lượng nguồn nhân lực có chuyên môn cao trong nông nghiệp số còn hạn chế nên khó tiếp cận và làm chủ công nghệ tiên tiến. Các chuyên gia yếu về thực hành. Người nông dân còn e ngại trong việc chuyển đổi số. Tỷ lệ già hóa lao động ngành nông nghiệp diễn ra nhanh. Cả nông dân và doanh nghiệp đều thiếu hiểu biết về kinh doanh thương mại điện tử.

  • Quy mô sản xuất nông nghiệp còn nhỏ và phân tán.

Việc khai thác đất trong sản xuất nông nghiệp còn chưa thực sự hiệu quả do trình độ cơ giới hóa còn thấp và chưa sử dụng nhiều công nghệ hỗ trợ. Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi triển khai các hợp đồng chuyển nhượng đất cùng lúc với nhiều hộ dân.

  • Nhiều người dân và cả doanh nghiệp thiếu vốn để ứng dụng chuyển đổi số

Ngành nông nghiệp chưa thu hút được vốn FDI. Cả nông dân và doanh nghiệp đều khó tiếp cận với nguồn vốn tín dụng trong nước.

  • Cơ sở dữ liệu khoa học đồng bộ về môi trường, thị trường, công nghệ còn thiếu. Việc tổng hợp dữ liệu cũng gặp nhiều khó khăn.

Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp như thế nào?

Phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao theo hướng chú trọng nông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác, tăng tỷ trọng của nông nghiệp công nghệ số trong nền kinh tế.

Thực hiện chuyển đổi số trong nông nghiệp phải dựa trên nền tảng dữ liệu. Tập trung xây dựng các hệ thống dữ liệu lớn của ngành như về đất đai, cây trồng, vật nuôi, thủy sản. Xây dựng mạng lưới quan sát, giám sát tích hợp trên không và mặt đất phục vụ các hoạt động nông nghiệp. Thúc đẩy cung cấp thông tin về môi trường, thời tiết, chất lượng đất đai để người nông dân nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng, hỗ trợ chia sẻ các thiết bị nông nghiệp qua các nền tảng số.

Ứng dụng công nghệ số để tự động hóa các quy trình sản xuất, kinh doanh; quản lý, giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm, bảo đảm nhanh chóng, minh bạch, chính xác, an toàn, vệ sinh thực phẩm. Xem xét thử nghiệm triển khai sáng kiến “Mỗi nông dân là một thương nhân, mỗi hợp tác xã là một doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số” với mục tiêu mỗi người nông dân được định hướng, đào tạo ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, cung cấp, phân phối, dự báo (giá, thời vụ,…) nông sản, đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử trong nông nghiệp.

Thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ trong công tác quản lý để có các chính sách, điều hành kịp thời phát triển nông nghiệp như dự báo, cảnh báo thị trường, quản lý quy hoạch.

Như vậy, chuyển đổi số là xu hướng tất yếu của ngành nông nghiệp Việt Nam và thế giới. Xu hướng củachuyển đổi số sẽ tiếp tục được đẩy mạnh và phát triển rất nhiều trong thời gian tới. Tiềm năng của công cuộc chuyển đổi số ngành nông nghiệp tại Việt Nam là rất lớn vì được sự được sự hậu thuẫn của nhà nước cũng như nhiều tổ chức khác nhau. Để có thể đi tắt, đón đầu và nhanh chóng bắt kịp với tốc độ phát triển của thế giới, không chỉ riêng ngành nông nghiệp mà tất cả lĩnh vực phải cùng nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số, từ đó hoạch định một kế hoạch phát triển phù hợp.

Nhận biết được nhu cầu chuyển đổi số trong thời đại hiện nay, Cyber Eye – top đầu công ty công nghệ OCR cung cấp giải pháp giúp doanh nghiệp thay đổi mô thức thực hiện công việc, mọi quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh đã được cải tiến và tự động hóa, từ đó nâng cao hiệu quả năng suất, hiệu suất làm việc, giảm các chi phí quản trị vận hành với hệ sinh thái các sản phẩm công nghệ sau:

  1. HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG HÓA QUY TRÌNH DOANH NGHIỆP – AXA.
  2. HỆ THỐNG LƯU TRỮ ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ – AX.DMS.
  3. PHẦN MỀM SỐ HÓA QUY TRÌNH – AX.BPM.
  4. PHẦN MỀM SỐ HÓA TÀI LIỆU THÔNG MINH – AXE.
  5. PHẦN MỀM QUẢN LÝ TÀI LIỆU THÔNG MINH – AXD