Xu hướng chuyển đổi số SMB trên thế giới

Nhận thức 

Theo báo cáo của Cisco & IDC năm 2020 về mức độ chuyển đổi số của các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa (SMB) tại 14 quốc gia trong khối Châu Á Thái Bình Dương có đến 70% SMB đề cao sự quan trọng của chuyển đổi số. 

Tiến trình 

Cisco & IDC nhấn mạnh, có đến 31% SMB nằm ở giai đoạn đầu của quy trình chuyển đổi số. Ở giai đoạn kế tiếp (“Observer” – “Quan sát”) chiếm 53%. Tại giai đoạn (“Challenger” – “Thách thức”) chỉ có 13 % các SMB. Cuối cùng các doanh nghiệp đã “Trưởng thành” (“Native”) là 4%. Xu hướng chung của các giai đoạn có dấu hiệu tăng trưởng dần. 

Xu hướng chuyển đổi số của Việt Nam so với thế giới 

Dẫn đầu trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương là Singapore. Các SMB của họ xếp hạng trưởng thành kỹ thuật số. Những thách thức chính trong chuyển đổi số của quốc gia này là thiếu kỹ năng và tài năng kỹ thuật số  chiếm đến 26%. Trong khi thách thức về thiếu công nghệ hỗ trợ chỉ chiếm 14%. Với đà tăng trưởng này Cisco & IDC ước tính GDP của Singapore có thể đạt 24 tỷ USD 

Nguồn: IDC-Cisco 2020 Asia Pacific SMB Digital Maturity Study

Bám sau là Nhật Bản. SMB của họ ưu tiên số hoá tập chung tăng trưởng và mở rộng thị trường chiếm 28%. Trong khi 17% chuyển đổi số với mục đích cải thiện hoạt động doanh của doanh nghiệp.

Nguồn: IDC-Cisco 2020 Asia Pacific SMB Digital Maturity Study

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Indonesia có thái độ thờ ơ với chuyển đổi số. Nguyên nhân chính do thiếu kỹ năng và tài năng chuyển đổi kỹ thuật số chiếm đến 20%. Tuy nhiên có đến 59% SMB của Indonesia nhận ra ưu điểm của chuyển đổi số và đang có những chuyển biến tích cực 

Nguồn: IDC-Cisco 2020 Asia Pacific SMB Digital Maturity Study

Xếp sau cùng là Việt Nam với vị trí 14. Một số doanh nghiệp Việt Nam thường thờ ơ không quan tâm đến chuyển đổi số. Một phần do họ thiếu tư duy kỹ thuật số và thách thức văn hoá trong tổ chức doanh nghiệp chiếm 16%. Phần còn lại là tư duy “Chuyển đổi số quá lớn, không biết bắt đầu từ đâu” chiếm 14%. 

Nguồn: IDC-Cisco 2020 Asia Pacific SMB Digital Maturity Study

Trong danh sách 14 quốc gia. Cùng với Philippines, Việt Nam là 1 trong 2 quốc gia không biết phải bắt đầu chuyển đổi số từ đâu. Việt Nam là quốc gia duy nhất thiếu tư duy kỹ thuật số và gặp khó khăn trong văn hoá tổ chức doanh nghiệp. 

Tuy nhiên gần đây. Theo Temasek và Bain & Company vừa công bố báo cáo Nền kinh tế số Đông Nam Á. Ước tính tổng giá trị hàng hóa nền kinh tế số Việt Nam năm 2022 sẽ đạt 23 tỉ USD. Tăng khoảng 28% so với kết quả của năm 2021 (18 tỉ USD), dẫn đầu Đông Nam Á.

Có thể thấy các doanh nghiệp tại Việt Nam đã nhận ra sức mạnh của chuyển đổi số. Và họ dần bắt tay vào tiến trình này. Thái độ thờ ơ với chuyển số SMB dần được cải thiện. Bài toán khó “Chuyển đổi số quá lớn, không biết bắt đầu từ đâu” dần được giải quyết. 

Cyber Eye và phương án giải quyết “Bài toán khó”

Chuyển đổi số SMB là cả một quy trình lớn, vì vậy cần thực hiện theo từng bước. Từ vi mô đến vĩ mô. Số hoá tài liệu là một trong những bước đệm đưa doanh nghiệp tiến đến số hoá quy trình làm việc. Dần loại bỏ phương thức quản lý truyền thống. Đi đến tự động hoá quản lý doanh nghiệp giúp SMB tạo dựng bước chạy đà lớn để cạnh tranh chuyển đổi số. Tự xây dựng hệ thống riêng cho doanh nghiệp mất rất nhiều thời gian, tiền bạc. Giải pháp tốt nhất cho các SMB Việt Nam nên sử dụng giải pháp có sẵn được cung cấp từ các công ty Công nghệ. 

Cyber Eye hiện đang là công ty top 1 về công nghệ nhận dạng và bóc tách chữ viết tay tiếng Việt. Chúng tôi cung cấp các giải pháp công nghệ số, hỗ trợ các doanh nghiệp trong tiến trình chuyển đổi kỹ thuật số. 

Tham khảo thêm về hệ sinh thái của Cyber Eye. Để có thêm thông tin và tìm ra giải pháp phù hợp nhất cho doanh nghiệp của bạn.