Chuyển đổi số sẽ là bước ngoặt của ngành Logistics. Từ hệ thống giao nhận đến kho bãi thông minh sẽ đơn giản hoá các thủ tục và rút gọn công đoạn trong ngành này.

Sau đại dịch Covid-19 mới thấy rõ, chuyển đổi số càng trở nên cấp thiết và thiết yếu cho ngành Logistics để thích ứng với thay đổi của thị trường và nhu cầu của khách hàng.

Chuyển đổi số ngành logistics thời điểm hiện tại

Tại Hội thảo “Chuyển đổi số để xây dựng ngành logistics hiện đại, bền vững’’ do Bộ Công thương tổ chức chiều 27/4. Theo báo cáo của Bộ Công Thương, trong thời gian qua, ngành dịch vụ logistics Việt Nam đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Tốc độ tăng trưởng ngành bình quân hàng năm từ 14-16%, số lượng và chất lượng dịch vụ logistics được nâng cao, đóng góp quan trọng trong việc đưa tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam năm 2022 lên 730,2 tỷ USD, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2021.

Bên cạnh những thành quả đáng ghi nhận này vẫn còn nhiều mặt hạn chế về chi phí dịch vụ cao; sự liên kết giữa các doanh nghiệp logistics, doanh nghiệp Logistics và doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu còn hạn chế. Nguyên nhân chủ quan của những hạn chế này một phần do các doanh nghiệp chưa áp dụng kịp thời các công nghệ số.

Ngành Logistics được coi là “mạch máu” của nền kinh tế quốc dân, logistics cần được đầu tư mạnh mẽ, đặc biệt trong khía cạnh “số hóa” để có thể đáp ứng, thích nghi với bối cảnh thị trường, hỗ trợ tối đa thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề khác. Hiện tại và cả trong tương lại chuyển đối số ngành Logistics là nghiệm vụ hàng đầu đối với doanh nghiệp và cả Chính phủ Việt Nam.

Những công nghệ số có thể áp dụng vào ngành Logistics 

Để đẩy mạnh quá trình số hoá ngành Logistics doanh nghiệp có thể áp dụng nhiều công nghệ số để cải thiện chất lượng dịch vụ và giảm chi phí. Một số công nghệ số có thể áp dụng vào ngành Logistics là:

– Công nghệ IoT (Internet of Things): Công nghệ này cho phép kết nối các thiết bị thông minh với nhau qua mạng internet, giúp theo dõi và quản lý trạng thái của hàng hóa, xe tải, kho bãi một cách tự động và chính xác.

– Công nghệ Blockchain: Công nghệ này cho phép tạo ra một hệ thống ghi chép và lưu trữ các giao dịch liên quan đến hàng hóa một cách minh bạch và an toàn, giúp ngăn chặn gian lận và tăng cường niềm tin giữa các bên tham gia chuỗi cung ứng.

– Công nghệ AI (Trí tuệ nhân tạo): Công nghệ này cho phép sử dụng các thuật toán và máy học để phân tích dữ liệu lớn, dự báo nhu cầu và xu hướng thị trường, tối ưu hóa lộ trình và lịch trình vận chuyển, giúp tiết kiệm thời gian và năng lượng.

– Công nghệ quản lý, lưu trữ đơn hàng kho bãi: Đây là công nghệ giúp doanh nghiệp chuyển đổi, sắp xếp và lưu trữ lượng lớn các hoá đơn chứng từ. Điều này sẽ làm giảm chi phí vận hành và tiết kiệm được thời gian bởi nó có thể xử lý nhiều thủ tục, công đoạn và hạn chế tối đa rủi ro của việc quản lý, lưu trữ truyền thống. 

Công nghệ tự động quá quy trình:  Bằng cách áp dụng các giải pháp như robot, máy móc thông minh, hệ thống quản lý kho bãi và vận tải số hoá. Các doanh nghiệp logistics có thể nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm chi phí và thời gian. Đồng thời tăng cường khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Công nghệ tự động hoá cũng giúp ngành logistics giải quyết được những thách thức về nhân lực, an toàn và bảo mật, đồng thời tạo ra những cơ hội mới cho sự phát triển bền vững.

logistics

Kết luận 

Chuyển đổi số trong ngành Logistics được xem là quyết tố quyết định thành bại của các doanh nghiệp trong kỷ nguyên số. Để chuyển đổi số an toàn và hiệu quả, các doanh nghiệp Logistics cần có chiến lược rõ ràng, đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ, nhân sự và văn hóa số. Chỉ có như vậy, ngành Logistics mới có thể vượt qua khó khăn do đại dịch gây ra và phát triển bền vững trong tương lai.