Theo Ban Tổ chức, Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam là sự kiện thường niên, được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2018. Sau 4 năm, ngày hội đã trở thành một sự kiện khoa học tin cậy, thu hút quan tâm của đông đảo các cơ quan ban hành chính sách, quản lý, tập đoàn công nghệ, đơn vị nghiên cứu… cùng chung tay thúc đẩy sự phát triển hệ sinh thái trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam.

Năm nay, ngày hội có chủ đề “AI phục hồi kinh tế, định hình tương lai” dự kiến tổ chức vào ngày 22/9 tại Hà Nội, với sự tham dự của lãnh đạo Chính phủ, đại diện các bộ, ban, ngành, các hiệp hội, viện, trường, start-up, các tập đoàn, doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ, các chuyên gia và nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

Trả lời câu hỏi của Báo Điện tử Chính phủ về cơ sở pháp lý cho AI, ông Lý Hoàng Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghệ cao (Bộ KH&CN) cho biết, trong thời gian qua, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành chuẩn bị hành lang pháp lý cũng như các điều kiện cho việc phát triển công nghệ AI tại Việt Nam.
Cuối năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2117/QĐ-TTg ban hành danh mục công nghệ ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Ở lĩnh vực công nghệ số, danh mục công nghệ ưu tiên gồm: Trí tuệ nhân tạo; Internet vạn vật; công nghệ phân tích dữ liệu lớn; công nghệ chuỗi khối; điện toán đám mây…
Trong số đó, Bộ KH&CN xác định AI là công nghệ được ưu tiên hàng đầu. Tháng 1/2021, Bộ KH&CN đã tham mưu Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo đến năm 2030. Việc xây dựng dữ liệu và nguồn nhân lực được Chính phủ giao cho các Bộ: Quốc phòng, Công an, GD&ĐT, KH&CN, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam… sẵn sàng đáp ứng nhu cầu phát triển thực tế.
Về phần mình, ngay sau khi Chiến lược được ban hành, Bộ KH&CN đã ban hành ngay kế hoạch triển khai phát triển công nghệ AI quốc gia. Đến nay việc quảng bá, truyền thông về AI được triển khai khá rộng rãi, phần nào giúp người dân hiểu AI là gì và đóng góp như thế nào trong cuộc sống.
“Trong thời gian tới, Bộ KH&CN sẽ tiếp tục triển khai chiến lược bằng cách tập trung vào phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao về AI ở Việt Nam, cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng dữ liệu lớn theo chỉ đạo của Chính phủ”, ông Lý Hoàng Tùng cho hay.
Ông Lý Hoàng Tùng cũng dẫn báo cáo về chỉ số sẵn sàng AI của các chính phủ (Government AI Readiness Index) do Oxford Insights (Vương quốc Anh) kết hợp với Trung tâm nghiên cứu phát triển quốc tế của Canada (IDRC) thực hiện cho thấy, sau khi Chiến lược được ban hành, năm 2021, Việt Nam xếp hạng 62/160 toàn cầu (tăng 14 bậc chỉ số so với xếp hạng năm 2020) và xếp thứ 6/10 trong ASEAN.
Tại Ngày hội trí tuệ nhân tạo Việt Nam 2022, những chủ đề nóng liên quan tới việc áp dụng Al trong các lĩnh vực của cuộc sống sẽ được thảo luận nhằm gợi ý, đề xuất giải pháp cho doanh nghiệp, cơ quan nghiên cứu, từ đó các nhà quản lý có những định hướng chính sách phù hợp, góp phần hình thành và phát triển một hệ sinh thái AI bền vững tại Việt Nam.
Với Cyber Eye Tech khi bắt đầu nghiên cứu công nghệ lõi cho các sản phẩn trong hệ sinh thái làm nền tảng cho chuyển đổi số chúng tôi đã Sử dụng AI để bóc tách thông tự tin động điền vào các form đăng ký theo từng nghiệp vụ, giúp rút ngắn thời gian chờ đợi, làm thủ tục của khách hàng.
Công nghệ lõi AXT cung cấp cho các đơn vị/tổ chức đang có nhu cầu nhận dạng form thông tin khách hàng, giấy nộp tiền ngân hàng, tờ khai y tế, phiếu xác nhận tiêm chủng, hóa đơn GTGT viết tay…giúp dễ dàng tạo lập và chuyển đổi dữ liệu số vào các phần mềm hiện có một cách nhanh chóng và chính xác để giải quyết các bài toán chuyển đổi số cụ thể tại
từng đơn vị/tổ chức

Nguồn báo chính phủ – Fanpage Ủy Ban AI