Chiều 06/02/2025, Thủ tướng Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 tổng kết hoạt động Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và Đề án 06 năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Chuyển đổi số đang trở thành xu hướng tất yếu, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Việc áp dụng công nghệ số giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình, giảm chi phí và mở ra nhiều cơ hội kinh doanh mới, tạo ra giá trị gia tăng và nâng cao năng lực cạnh tranh. Đặc biệt đề án 06 của Chính phủ về phát triển ứng dụng Dữ liệu dân cư, Định danh và Xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia năm 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030, đang được triển khai mạnh mẽ. Đề án này, nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, tạo nền tảng cho các dịch vụ công trực tuyến và thúc đẩy kinh tế số.

 

Cách đây 5 năm, ứng dụng công nghệ thông tin là phổ biến, chuyển đổi số (CĐS) là rất mới. Chuyển đổi số là mới mẻ không chỉ với Việt Nam mà với cả thế giới. Cái mới thì tinh thần dám khai phá là quan trọng nhất. Ai dám khai phá người đó sẽ dẫn đầu. Chính phủ ban hành Chương trình Chuyển đổi số quốc gia năm 2020 là một quyết sách mạnh mẽ và tiên phong. 5 năm qua là chặng đường vừa làm vừa khai phá. Và chính tinh thần dám khai phá ấy đã đưa Việt Nam vào nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng về kinh tế số, thương mại điện tử, chính phủ số, dịch vụ công trực tuyến và chuyển đổi số nói chung vào loại nhanh nhất trong khu vực và trên thế giới.

 

“Chuyển đổi số tạo ra không gian số – đất dụng võ mới, môi trường lý tưởng cho KHCN và đổi mới sáng tạo, thuận lợi đến mức các cá nhân cũng có thể ứng dụng KHCN để tham gia đổi mới sáng tạo”.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng.

Với lợi thế là công ty công nghệ, sở hữu công nghệ lõi: Nhận dạng, bóc tách dữ liệu thông minh (AI, OCR, ICR, OMR, NLP…); Nền tảng số hóa quy trình thủ tục (AXA); Nền tảng kho lưu trữ dữ liệu điện tử (AXD/AXDms)… kết hợp với công nghệ RPA để thay thế con người nhằm tối ưu hóa nguồn lực… Cyber Eye đã, đang và sẽ tiếp tục đồng hành, triển khai các sản phẩm chuyển đổi số của mình với nhiều Tập đoàn và Doanh nghiệp nhằm giúp Doanh nghiệp có thể tối ưu và tự động hóa quy trình; lưu trữ, khai thác và xử lý dữ liệu thông minh; quản lý và điều hành trên môi trường số; tiết kiệm được thời gian và công sức, tăng hiệu quả công việc… góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số và phát triển kinh tế số quốc gia.

 

Cyber Eye Technology tự hào là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực cung cấp giải pháp số hóa tài liệu, hướng tới trở thành doanh nghiệp CNTT TOP 1 Việt Nam về công nghệ nhận dạng, bóc tách dữ liệu trong năm 2025. Cyber Eye tiếp tục phát triển CyberWorks – một công cụ chuyển đổi số tiên tiến dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (machine learning). Dưới dạng dịch vụ phần mềm SaaS, CyberWorks mang lại sự tiện lợi, hiệu quả và chi phí thấp cho các dự án số hóa tài liệu quy mô lớn. Với các tính năng như nhận dạng ký tự quang học (OCR) chính xác cao, quy trình tùy biến linh hoạt và bảo mật dữ liệu mạnh mẽ, CyberWorks định hình lại cách quản lý tài liệu và gán nhãn dữ liệu trong nhiều lĩnh vực.

Giới thiệu

Nhu cầu về số hóa tài liệu một cách hiệu quả và chính xác ngày càng gia tăng, đòi hỏi các giải pháp đổi mới kết hợp công nghệ hiện đại với ứng dụng thực tiễn. CyberWorks, do Cyber Eye phát triển, đáp ứng các yêu cầu này thông qua nền tảng thông minh dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI). Bài viết này giới thiệu về CyberWorks, nêu bật các tính năng, chức năng và tác động chuyển đổi mà nó mang lại cho các quy trình quản lý tài liệu.

Tổng quan nghiên cứu: CyberWorks là một giải pháp toàn diện cho việc số hóa và gán nhãn dữ liệu. Với công nghệ học máy và AI, hệ thống đảm bảo độ chính xác cao trong việc nhận diện và trích xuất dữ liệu từ nhiều loại tài liệu, bao gồm biểu mẫu hành chính, hồ sơ tư pháp và giấy tờ tùy thân. CyberWorks còn có khả năng xử lý khối lượng dữ liệu lớn trong thời gian ngắn, mang lại hiệu quả vượt trội cho các dự án quy mô lớn.

Phương pháp nghiên cứu: Việc phát triển và triển khai CyberWorks bao gồm các giai đoạn chính:

  1. Phát triển công nghệ: Xây dựng các mô hình AI và học máy để đạt được OCR chính xác cao và trích xuất dữ liệu thông minh.
  2. Thiết kế nền tảng: Tạo giao diện SaaS để đảm bảo khả năng truy cập và mở rộng dễ dàng.
  3. Kiểm thử tính năng: Thực hiện kiểm thử sâu rộng để đảm bảo tính ổn định và khả năng thích ứng của các tính năng trong môi trường thực tế.
  4. Phản hồi từ người dùng: Liên tục cải tiến hệ thống dựa trên ý kiến phản hồi từ người dùng nhằm nâng cao tính năng và trải nghiệm người dùng.

Các chức năng dành cho người quản lý dự án, quản lý dữ liệu:

  • Tạo lập và quản lý nhiều dự án trên một nền tảng.
  • Định nghĩa không giới hạn các biểu mẫu số hóa, trường thông tin, kiểu nhập liệu
  • Tùy biến quy trình, các bước xử lý số liệu linh hoạt theo từng dự án. Ứng với mỗi bước trong quy trình hệ thống sẽ tạo ra nhiều loại việc tự động hoặc thủ công.
  • Phân bổ, quản lý nhân sự nhập liệu theo từng bước trong quy trình: Thêm, loại bỏ, tạm dừng nhân sự tham gia quy trình, bước.
  • Thiết lập đơn giá theo công việc hoặc chi tiết theo từng trường nhập liệu
  • Quản lý, thiết lập các yêu cầu về năng suất lao động của nhân sự nhập liệu theo từng loại hình công việc: người quản lý có thể thiết lập số lượng công việc được phân phối và thời gian cần hoàn thành
  • Hệ thống tự động phân phối công việc cho nhân sự và tự động thu hồi nếu nhân sự không hoàn thành đúng thời hạn
  • Phân quyền cho phép trong 1 dự án có nhiều quản lý hoặc giám sát dự án
  • Cung cấp công cụ đồng bộ dữ liệu cần số hóa từ nhiều máy tính cá nhân lên hệ thống với cấu trúc thư mục được đồng bộ theo: đơn giản hóa quá trình upload dữ liệu cần xử lý
  • Tải dữ liệu đã hoàn thành nhập liệu nhanh với nhiều định dạng: XML, CSV, Excel giúp dễ dàng tích hợp với nhiều hệ thống.
  • Báo cáo thống kê về tiến độ, lịch sử xử lý dữ liệu đầy đủ giúp người quản lý nắm bắt thông tin tiến độ dự án được kịp thời và chi tiết
  • Theo dõi giám sát tiến độ xử lý dữ liệu của từng dự án 24/7
  • Quản lý và xử lý khiếu nại từ người nhập liệu
  • Quản lý và các dữ liệu được đánh cảnh báo có vấn đề từ người nhập liệu

Các chức năng dành cho nhân sự nhập liệu

  • Làm việc 24/7: Mỗi nhập liệu sẽ được cấp tài khoản để làm việc mọi lúc mọi nơi. Sử dụng máy tính, máy tính bảng, điện thoại…
  • Nhận được các công việc được phân phối liên tục tự động từ hệ thống.
  • Giao diện nhập liệu đơn giản, trực quan và được cung cấp nhiều tùy chỉnh như: phóng to/ thu nhỏ hình ảnh, xoay ngang/dọc màn hình, các cảnh bảo, hướng dẫn về quy chuẩn nhập liệu giúp người dùng nhập nhanh và chính xác.
  • Nhập liệu theo từng mẩu ảnh hoặc toàn văn.
  • Đối với nhân sự QA có thể trả lại dữ liệu cho người nhập ở bước trước nếu dữ liệu chưa đạt chất lượng.
  • Người nhập liệu có thể đánh dấu các tài liệu có vấn đề để người quản lý biết và xử lý thay thế, loại bỏ như: tài liệu bị mờ, tài liệu bị mất thông tin…
  • Tra cứu lịch sử nhập liệu chi tiết theo thời gian, loại hình công việc
  • Thực hiện gửi yêu cầu khiếu nại về dữ liệu đã nhập khi cần thiết.
  • Theo dõi và xem kết quả giải quyết khiếu nại từ người quản lý

Kết luận: CyberWorks đại diện cho một bước tiến đáng kể trong công nghệ số hóa tài liệu và gán nhãn dữ liệu. Với nền tảng đa năng và an toàn hỗ trợ quy trình làm việc linh hoạt và xử lý khối lượng lớn, CyberWorks không chỉ đáp ứng mà còn vượt qua kỳ vọng của các tổ chức đang tìm kiếm cách tối ưu hóa quy trình quản lý dữ liệu. Khả năng mở rộng, hiệu quả về chi phí và độ tin cậy của CyberWorks định vị nó như một giải pháp hàng đầu trong lĩnh vực chuyển đổi số, góp phần chuyển đổi số và tăng trưởng kinh tế năm 2025.

Tham khảo một số thông tin tại nguồn: https://vietnamnet.vn/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *